THÔNG TIN RA MẮT NGÂN HÀNG DỮ LIỆU DI SẢN VĂN HÓA ĐÀ NẴNG

Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam là dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2005 -2010 được Thủ tướng phê duyệt. Hiện nay, hệ thống Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn đặt ở 12 địa phương trên cả nước gồm các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lâm Đồng, Cần Thơ, Quảng Nam, Đồng Nai, Quảng Ninh và thành phố Đà Nẵng.

DANH MỤC CÁC TƯ LIỆU DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ LƯU TRỮ TẠI NGÂN HÀNG DI SẢN VĂN HÓA ĐÀ NẴNG

Năm 2011, Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng được thành lập và trực thuộc Trung tâm Quản lý di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng). Từ đó đến nay, Trạm đã tiến hành kiểm kê, thu thập toàn bộ tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam. Đến năm 2018, Trung tâm Quản lý Di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng sáp nhập vào Bảo tàng Đà Nẵng. Nay, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức ra mắt và đi vào hoạt động Trạm Vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng phục vụ công chúng, lấy tên gọi Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng. Trong giai đoạn đầu, Bảo tàng sẽ đưa vào lưu trữ trong hệ thống Ngân hàng về các di sản văn hóa phi vật thể. Giai đoạn tiếp theo, sẽ cập nhật và lưu trữ các di sản văn hóa vật thể tại thành phố Đà Nẵng.

Việc ra mắt Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng là một yêu cầu cấp thiết của ngành văn hóa thành phố nhằm mục đích: Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác sưu tầm, lưu trữ và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố Đà Nẵng; Quảng bá, giới thiệu với công chúng về các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung được lưu trữ trong hệ thống Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng tại Bảo tàng Đà Nẵng; Tổ chức khai thác, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu cho mọi đối tượng trên địa bàn thành phố; Chuyển dữ liệu lưu trữ về Ngân hàng dữ liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đồng thời, tiếp nhận các sản phẩm văn hóa phi vật thể từ Ngân hàng dữ liệu của Bộ để giới thiệu cho công chúng và du khách các loại hình di sản văn hóa của Việt Nam tại địa phương.

Hiện nay, tại Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng tại Bảo tàng Đà Nẵng lưu trữ  3.368 tư liệu về văn hóa phi vật thể của thành phố Đà Nẵng, gồm:

– Tư liệu ghi chép ở dạng bài viết: 248 tư liệu, trong đó có 03 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Làng đá mỹ nghệ Non Nước, Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng, Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng) và 01 di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

– Tư liệu hình ảnh: 3.043 tư liệu.

– Tư liệu phim: 64 tư liệu (trong đó có 16 phim hoàn chỉnh; 50 phim thô là băng, đĩa).

– Tư liệu ghi âm: 13 tư liệu.

– Và một số tư liệu sưu tầm về di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam.

Sau khi ra mắt, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng chính thức phục vụ công chúng tại địa điểm tầng 3, Bảo tàng Đà Nẵng (24 Trần Phú, Đà Nẵng). Thời gian mở cửa vào các ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Sáng: Từ 8h00 đến 11h00. Chiều: Từ 14h00 đến 17 h00./.

BTĐN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | HD Tải và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 HD Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng và An Toàn [Bật mí]: làm website tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin nhất?