Chức năng, nhiệm vụ

 

Bảo tàng Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Đà Nẵng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Bảo tàng Đà Nẵng có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

Nội dung hoạt động của Bảo tàng Đà Nẵng bao gồm:

1.Hoạt động nghiên cứu khoa học: thực hiện thường xuyên thông qua việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Bảo tàng được liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định của pháp luật.

2.Hoạt động nghiên cứu sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể:

  • Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;
  • Khai quật khảo cổ;
  • Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
  • Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.

3. Hoạt động kiểm kê: thực hiện theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006.

4.Hoạt động bảo quản:

  • Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;
  • Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;
  • Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.

5.Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể:

  • Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại Bảo tàng;
  • Trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;
  • Tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.

6.Hoạt động giáo dục:

  • Hướng dẫn tham quan;
  • Tổ chức chương trình giáo dục;
  • Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;
  • Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của Bảo tàng.

7.Hoạt động truyền thông:

  • Giới thiệu nội dung và hoạt động của Bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của Bảo tàng;
  • Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của Bảo tàng;
  • Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của Bảo tàng ở trong và ngoài nước.

8.Các hoạt động dịch vụ khác:

  • Tổ chức dịch vụ giải khát, quà lưu niệm, chiếu phim tư liệu phục vụ khách tham quan;
  • Tổ chức xuất bản ấn phẩm của Bảo tàng;
  • Tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục trong Bảo tàng;
  • Cung cấp thông tin, tư liệu;
  • Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;
  • Giám định, thẩm định di vật, cổ vật;
  • Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật;
  • Hợp tác khai quật khảo cổ;
  • Hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
Foxit PDF Editor Full Crack | HD Tải và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 HD Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng và An Toàn [Bật mí]: làm website tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin nhất?