KỶ VẬT TỪ NHỮNG CƠ SỞ CÁCH MẠNG

Trong kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam, ở thành phố Đà Nẵng đã hình thành nhiều căn cứ cách mạng từ địa bàn rừng núi đến vùng đồng bằng, nông thôn, thành thị, từ vùng giải phóng đến vùng bị tạm chiếm và đặc biệt cả vùng địch hậu (căn cứ lõm). Căn cứ lõm là căn cứ ở trong dân, trong cơ sở cách mạng, còn gọi là căn cứ của “lòng dân” như K20 (Khuê Mỹ), B1 Hồng Phước (Hòa Khánh Bắc),Yến Nê, Cẩm Nê…
Trong chiến tranh, bất chấp những khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhiều cơ sở vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với cách mạng, quyết bảo vệ, che dấu cán bộ đến cùng. Nhờ đó mà các đồng chí lãnh đạo, du kích, lực lượng vũ trang của ta có nơi dừng chân, ém quân, hoạt động bí mật và chỉ đạo phát triển phong trào cách mạng ngay trong lòng địch.
 Chiến tranh đã đi qua nhưng tình cảm gắn bó của nhân dân với cách mạng vẫn bền chặt. Các đồng chí lão thành cách mạng vẫn thường xuyên tổ chức họp mặt, thăm lại các sơ sở cách mạng. Nhiều gia đình có công đã chắt chiu, gìn giữ những kỷ vật làm kỷ niệm và hiến tặng cho Bảo tàng, để chúng tôi có thể làm tròn trách nhiệm của mình, lan tỏa những bài học lịch sử đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Hãy cùng Bảo tàng Đà Nẵng tìm hiểu những câu chuyện đằng sau các hiện vật được hiến tặng này nhé
Nguyễn Ngọc Huyền Trang
(Phòng Sưu Tầm, Trưng bày và Bảo quản)

Tin liên quan