NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2002/NĐ-CP, NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA

Văn bản số : 92/2002/NĐ-CP
Ngày ban hành : 11/11/2002
Cơ quan ban hành : Chính phủ
Người ký : Phan Văn Khải
NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2002/NĐ-CP, NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2002
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA
 

CHÍNH PHỦ

– Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
– Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
– Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin,
 

NGHỊ ĐỊNH:
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa, bao gồm việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể; việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện Luật Di sản văn hóa; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
 
Điều 2. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a. Tiếng nói, chữ viết;
b. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 47 của Bộ Luật Dân sự về các loại hình tác phẩm được bảo hộ có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học;
c. Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đố, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế, lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác;
d. Diễn xướng dân gian bao gồm âm nhạc, múa, sân khấu, trò nhại, giả trang, diễn thời trang, diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng dân gian khác;
đ. Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử – đối nhân – xử thế: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với ông bà, với cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và lời chào mời và các phong tục, tập quán khác;
e. Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng;
g. Nghề thủ công truyền thống;
h. Tri thức văn hóa dân gian bao gồm tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về trang phục truyền thống, về đất, nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi, rừng và các tri thức dân gian khác.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
a. Hiện vật nguyên gốc, độc bản;
b. Hình thức độc đáo;
c. Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất;
Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng – nhân văn, giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
d. Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
 
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua các chính sách sau đây:
1.Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu;
2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
3. Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
a. Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
b. Thẩm định, bảo quản hiện vật và chỉnh lý, đổi mới nội dung trưng bày, hình thức thông tin bảo tàng;
c. Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
 
Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch di sản văn hóa và đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.
1. Tuyên truyền, phổ biến, trình diễn sai lệch nội dung và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.
2. Làm thay đổi yếu tố nguyên gốc của di sản văn hóa như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng vơi các yếu tố nguyên gốc của di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích.
3. Làm thay đổi môi trường cảnh quan như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di sản văn hóa.
4. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a. Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b. Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.
 
Chương II
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
 
Điều 5. Điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể.
1. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm từ ngân sách sự nghiệp của địa phương và tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định cụ thể việc lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hóa phi vật thể.
 
Điều 6. Lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới.
1. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
a. Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
b. Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;
c. Phản ánh nguồn gốc và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với cộng đồng trong quá khứ và hiện tại;
d. Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới.
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu:
a. Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu theo đề nghị bằng văn bản của chủ sở hữu và Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di sản văn hóa gửi hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin để Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định;
c. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản;
d. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ về di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a. Đơn đề nghị của chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đồng ý của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin địa phương nơi có di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu;
b. Các tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu có liên quan theo quy định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO);
c. Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
d. Văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm “gửi hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của liên hợp quốc đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.
 
Điều 7. Những biện pháp cần thiết để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê phân loại các di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi toàn quốc;
2. Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên và định kỳ về di sản văn hóa phi vật thể;
3. Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể;
4. Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể;
5. Mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
6. Thực hiện việc thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đó.
 
Điều 8. Bảo vệ và phát triển di sản văn hóa phi vật thể dưới hình thức tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam.
Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
2. Có chính sách hỗ trợ việc phổ biến, giảng dạy để duy trì và phát triển tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thông tin tuyên truyền, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động khác để giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.
 
Điều 9Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu.
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
1. Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền;
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống;
3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống;
4. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức;
5. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;
6. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của các luật thuế.
 
Điều 10. Việc duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống.
1. Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
a. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội;
b. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội;
c. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống như: tế, lễ, đón, rước và các nghi thức truyền thống khác;
d. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội ở trong nước và nước ngoài.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong tổ chức và hoạt động lễ hội:
a. Lợi dụng lễ hội để tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ đoàn kết dân tộc; gây mất trật tự an ninh;
b. Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục;
c. Các hình thức thương mại hóa hoạt động lễ hội; xuyên tạc, áp đặt các nghi thức, kết cấu mới vào lễ hội truyền thống; tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trái pháp luật trong các khu vực bảo vệ của di tích;
d. Đánh bạc dưới mọi hình thức;
đ. Đốt đồ mã;
e. Những hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Việc tổ chức lễ hội truyền thống được thực hiện theo Quy chế về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành.
 
Điều 11. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
1. Bộ Văn hóa – Thông tin và các Sở Văn hóa – Thông tin là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
2. Thủ tục cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:
a. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải gửi đơn xin phép kèm theo đề án nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì đơn xin phép phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin;
b. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin hoặc Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
 
Điều 12. Việc tôn vinh và chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩNhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tặng thưởng, truy tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu theo quy định của pháp luật;
2. Tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu;
3. Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và một số ưu đãi khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, những người ở vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
 
Chương III
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
 
Điều 13. Phân loại di tích.
Căn cứ vào tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau:
1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);
2. Di tích kiến trúc nghệ thuật;
3. Di tích khảo cổ;
4. Danh lam thắng cảnh.
 
Điều 14. Xếp hạng di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa là các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh được xếp hạng như sau:
1. Di tích cấp tỉnh bao gồm:
a. Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
b. Công trình kiến trúc, nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị trong phạm vi địa phương;
c. Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
d. Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
2. Di tích quốc gia bao gồm:
a. Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b. Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc;
c. Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ;
d. Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
3. Di tích quốc gia đặc biệt bao gồm:
a. Công trình xây dựng, địa điểm gắn với những sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc và danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b. Công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn chỉnh, nguyên gốc, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển của nghệ thuật kiến trúc và kiến trúc nghệ thuật Việt Nam;
c. Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng của các văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới;
d. Cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
 
Điều 15. Quy định về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích.
1. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm kê, phân loại di tích theo các tiêu chí quy đinh tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa.
2. Căn cứ giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích đã được kiểm kê, phân loại quy định tại Điều 14 của Nghị định này Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm lập hồ sơ di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Luật Di sản văn hóa xem xét xếp hạng di tích.
3. Hồ sơ xếp hạng di tích bao gồm:
a. Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;
b. Lý lịch di tích;
c. Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;
d. Bản vẽ mặt bằng tổng thể các mặt cắt ngang, cắt dọc, bản vẽ những kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;
đ. Tập ảnh mầu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9 cm x 12 cm trở lên (nếu có);
e. Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;
g. Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác về di tích;
h. Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của Sở Địa chính và Sở Văn hóa – Thông tin;
i. Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Di sản văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định chi tiết mẫu và nội dung hồ sơ di tích.
 
Điều 16. Nguyên tắc xác định phạm vi các khu vực bảo vệ của di tích.
1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Di sản văn hóa được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ 1 phải bảo đảm phản ánh những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;
b. Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm giữ nguyên trạng toàn bộ phạm vi khu vực đã phát hiện các di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;
c. Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải bảo đảm giữ nguyên trạng các công trình vốn có của di tích bao gồm sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích;
d. Đối với danh lam thắng cảnh thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải bảo đảm tính toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù hoặc các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị của di tích.
Việc xác định di tích chỉ có khu vực bảo vệ I được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời. Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm.
 
Điều 17. Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được quy định như sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự ánbảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin; phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm B và nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin;
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm B và nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Trong trường hợp xét thấy việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích không đúng với nội dung dự án đã được phê duyệt thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định đình chỉ việc thực hiện dự án;
3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng đối với các dự án nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
 
Điều 18. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.
1Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.
 
Điều 19Các tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ.
1. Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.
2. Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.
3. Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.
4. Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở Trung ương.
 
Điều 20. Kinh phí thăm dò, khai quật khảo cổ khi cải tạo, xây dựng công trình.
Trong trường hợp cải tạo, xây dựng các công trình mà phát hiện thấy di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định như sau:
1. Đối với công trình được xây dựng bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được tính vào trong tổng vốn đầu tư của công trình đó;
2. Đối với công trình xây dựng không phải bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được Nhà nước cấp Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm xem xét việc cấp kinh phí thăm dò, khai quật khảo cổ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn cụ thể thủ tục bổ sung và cấp kinh phí thăm dò, khai quật đối với các trường hợp quy định tại Điều này.
 
Chương IV
DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
 
Điều 21Thu nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật, hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp.
1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 của Luật Di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc Nhà nước theo quy định tại điều 248 Bộ Luật Dân sự.
2. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm tổ chức việc thu nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của Bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Di sản văn hóa.
3. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Nghị định này.
 
Điều 22. Mua bán, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.
Bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và bảo vệ, bảo quản tại các bảo tàng nhà nước, ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước với trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp bảo vật quốc gia được bán đấu giá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Nhà :nước bảo đảm kinh phí cho việc mua, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.
 
Điều 23. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm viđịa phương mình.
2. Chủ sở hữu bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa – Thông tin địa phương nơi mình cư trú. Trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia thì trong thời hạn 15ngày kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu cũ phải thông báo cho sở Văn hóa – Thông tin nơi đăng ký bảo vật quốc gia về họ, tên, địa chỉ chủ sở hữu mới.
Sau khi đăng ký bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa – thông tin phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
3. Quyền của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký:
a. Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
b. Được cơ quan chuyên môn của Nhà nước thẩm định miễn phí;
c. Được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình;
d. Được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định trình tự chủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
 
Điều 24. Đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản.
Thủ tục đưa di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản được quy định như sau:
1. Đối với đi vật, cổ vật:
a. Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc bảo tàng;
b. Di vật, cổ vật thuộc hảo tàng chuyển ngành do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng trực thuộc;
c. Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d. Di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin trên cơ sở đơn xin phép của chủ sở hữu di vật, cổ vật đó.
2. Đối với bảo vật quốc gia:
a. Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng quốc gia do Thủtướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin;
b. Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành do Thủ tướng Chỉnh phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin;
c. Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
3. Việc bảo hiểm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản do các bên thỏa thuận theo tập quán quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
4. Việc vận chuyển, tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất di vật, cổ vật phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hải quan và những quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
Điều 25. Việc cấp Giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định loại di vật, cổ vật được đưa ra nước ngoài.
2Việc mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế di vật, cổ vật không thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để đưa ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cấp Giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Trong thời hạn 30 ngày, sau khi nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Thủ tục cấp Giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài:
a) Có đơn xin phép gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin;
b) Có Giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;
c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành quy chế mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài đối với di vật, cổ vật quy định tại khoản 2 Điều này.
 
Điều 26. Khiếu nại, tố cáo về di vật, cổ vật khi đang làm thủ tục đưa ra nước ngoài.
Di vật, cổ vật đang trong quá trình xin phép đưa ra nước ngoài mà có khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài mà không phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc di vật, cổ vật đang có tranh chấp thì việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài phải tạm dừng để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, nếu không có căn cứ xác định việc sở hữu di vật, cổ vật là bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp thì di vật, cổ vật được phép đưa ra nước ngoài sau khi hoàn thành thủ tục xin phép.
Điều 27. Thẩm quyền cấp Giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Thẩm quyền cấp Giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin cấp Giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
2. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin cấp Giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân.
 
Chương V
VIỆC MUA BÁN DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
 
Điều 28Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật bảo vật quốc gia.
Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, các luật thuế, Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của Luật Di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
3. Nghiêm cấm muabán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để đưa ra nước ngoài.
 
Điều 29. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a. Là công dân có quốc tịch Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
c. Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bầy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
d. Có đủ phương tiện trưng bầy, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:
a. Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;
b. Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốcgia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Nghị định này cấp;
c. Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia kế trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao vàphải có ký hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;
d. Thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Nghị định này chuyển quyền sở hữu cho người mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc làm thủ tục xin giấy phép cho người mua mang di vật, cổ vật thuộc loại được phép đưa ra nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này;
đ. Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.
 
Điều 30: Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
a. Có trình độ chuyên môn và am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia;
b. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành bảo tồn bảo tàng không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin phải xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
a. Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa – Thông tin;
b. Hồ sơ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:
Đơn xin cấp chứng chỉ;
Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.
 
Điều 31. Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa – Thông tin địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định từ Điều 452 đến Điều 458 của Bộ Luật Dân sự.
 
Chương VI
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG
 
Điều 32. Thẩm quyền xác nhận điều kiện thành lập bảo tàng.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành.
2. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm xác nhận điều kiện thành lập bảo tàng.
 
Điều 33. Xếp hạng bảo tàng Việt Nam.
Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng như sau:
a. Bảo tàng hạng I;
b. Bảo tàng hạng II;
c. Bảo tàng hạng III.
 
Điều 34. Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng.
1. Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a. Có đủ số lượng tài liệu hiện vật gốc từ 20.000 đầu tài liệu, hiện vật trở lên, trong đó có ít nhất năm sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và được kiểm kê khoa học từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên;
b. Tài liệu, hiện vật được bảo quản và trưng bày với 100% phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại;
c. Có công trình kiến trúc bền vững, không gian, môi trường và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bảo tàng; diện tích trưng bày từ đủ 2.500m2 trở lên; hệ thống kho bảo quản từ đủ 1.500m2 trở lên và được phân loại theo chất liệu;
d. 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học, trong đó 40% trở lên có trình độ đại học chuyên ngành bảo tàng;
đ. Số lượng khách thăm quan bảo tàng hàng năm có từ 300.000 lượt người trở lên, có khả năng tổ chức các triển lãm và hội thảo chuyên đề ở trong nước và quốc tế, ít nhất một năm 2 lần; tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Bộ và tham gia đề tài cấp Nhà nước; hàng năm có ít nhất 2 xuất bản phẩm.
2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a. Có số lượng tài liệu, hiện vật gốc từ đủ 10.000 đầu tài liệu, hiện vật trở lên, trong đó có ít nhất ba sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và được kiểm kê khoa học từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên;
b. Tài liệu, hiện vật được bảo quản và trưng bày với 70% phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại;
c. Có công trình kiến trúc bền vững, không gian, môi trường và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bảo tàng; diện tích trưng bày từ đủ 1.500m2 trở lên; hệ thống kho bảo quản từ đủ 1.000m2 trở lên và được phân loại theo chất liệu;
d. 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học, trong đó 30% trở lên có trình độ đại học chuyên ngành bảo tàng;
đ. Số lượng khách thăm quan bảo tàng hàng năm có từ 150.000 lượt người trở lên; tổ chức các triển lãm và hội thảo chuyên đề ít nhất một năm 2 lần; tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học; hàng năm có ít nhất 1 xuất bản phẩm.
3. Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a. Có số lượng tài liệu, hiện vật gốc từ đủ 5.000 đầu tài liệu hiện vật trở lên, trong đó có ít nhất là một sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và được kiểm kê khoa học từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên;
b. Tài liệu, hiện vật được bảo quản và trưng bày với 50% phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại;
c. Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bảo tàng; diện tích trưng bày từ đủ 1.000 m2 trở lên; hệ thống kho bảo quản từ đủ 500 m2trở lên;
d. 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học, trong đó 25% trở lên có trình độ đại học chuyên ngành bảo tàng;
đ. Số lượng khách thăm quan bảo tàng hàng năm có từ 50.000 lượt người trở lên; tổ chức các triển lãm và hội thảo chuyên đề ít nhất một năm 1 lần.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản nơi bảo tàng đề nghị được xếp hạng để tổ chức việc thẩm định, xem xét và quyết định việc xếp hạng bảo tàng.
 
Điều 35. Thẩm quyền và thủ tục xếp hạng bảo tàng.
1. Thẩm quyền xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:
a. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng;
c. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
2. Thủ tục xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:
a. Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng I.
Đối với bảo tàng hạng I quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đơn đề nghị, hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
Đối với bảo tàng hạng I quy định tại điểm b khoản 1Điều này, người đứng đầu bảo tàng gửi đơn, hồ sơ xếp hạng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp từ chối phải nêu ró lý do bằng văn bản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, hồ sơ xếp hạng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức thẩm định và quyết định việc xếp hạng bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
b. Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III.
Đối với bảo tàng chuyên ngành, người đứng đầu bảo tàng phải gửi đơn, hồ sơ xếp hạng đến người đứng đầu cơ quan tổ chức chủ quản của bảo tàng. Đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân, người đứng đầu bảo tàng gửi đơn, hồ sơ xếp hạng đến Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ xếp hạng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị, hồ sơ xếp hạng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có kết quả thẩm định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ quản hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xếp hạng bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
 
Điều 36. Tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.
1. Bảo tàng tư nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của một hoặc nhiều cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn nhà nước.
2. Bảo tàng tư nhân hoạt động theo quy định của pháp luật và phải phù hợp với truyền thống văn hóa,thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tinchịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của bảo tàng tư nhân:
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.
 
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của bảo tàng tư nhân.
1. Bảo tàng tư nhân có các quyền sau đây:
a. Thực hiện việc sưu tầm để xây dựng sưu tập bằng các hình thức: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b. Sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều sưu tập;
c. Thu phí tham quan theo quy định của pháp luật;
d. Thỏa thuận với bảo tàng nhà nước và bảo tàng tư nhân khác về việc sử dụng sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho hoạt động bảo tàng;
đ. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo tàng tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a. Phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân;
b. Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn đối với bảo tàng;
c. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin và các bảo tàng khác nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
d. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 
Điều 38. Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định như sau:
1. Chủ sở hữu sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được coi là không đủ điều kiện, khả năng bảo vệ và phát huy giá trị trong các trường hợp sau đây:
a. Không có kho bảo quản, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp hoặc sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguy cơ bị mất, hủy hoại do thiên tai địch họa;
b. Không có đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật bảo quản.
2. Trong trường hợp chủ sở hữu sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc giakhông có đủ điều kiện và khả năng tổ chức giới thiệu, trưng bày phục vụ công chúng thì có thể gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia nói trên vào bảo tàng nhà nước để phát huy giá trị.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận việc gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia bao gồm:
a. Bảo tàng nhà nước;
b. Ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước (trong trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia làm bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương hoặc là tiền cổ).
4. Bảo tàng nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận để bảo vệ hoặc phát huy giá trị sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do chủ sở hữu gửi.
Chủ sở hữu có sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả một khoản phí theo quy định của pháp luật.
5. Bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm giữ bí mật về tên và địa chỉ chủ sở hữu gửi trong trường hợp chủ sở hữu có yêu cầu.
6. Việc gửi và nhận gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện dưới hình thức hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định cản Bộ Luật Dân sự.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định cụ thể hồ sơ và thủ tục gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
 
Chương VII
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHAN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT DI SẢN VĂN HÓA
 
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa – Thông tin.
1. Bộ Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
a. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b. Soạn thảo và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
c. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
d. Phê duyệt, thẩm định dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền;
đ. Xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích, hướng dẫn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích theo thẩm quyền;
e. Xếp hạng bảo tàng, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng bảo tàng theo thẩm quyền;
g. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân viên làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
h. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
i. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
k. Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
l. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa;
m. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy đinh của pháp luật có liên quan về đi sản văn hóa.
2. Cục trưởng Cục Bảo tồn bảo tàng chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
 
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu.
3. Thẩm định các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền.
 
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí thường xuyên cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Kiểm tra việc cấp phát quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành hoặc phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành các văn bản quy định phí, lệ phí và việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo sự phân cấp của Chính phủ.
4. Ngăn chặn, xử lý việc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép di sản văn hóa.
           
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thương mại.
1. Các cơ quan phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và Ủy ban nhân dân các cấp giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp ngăn chặn, xử lý việc mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di sản văn hóa ở trong nước hoặc đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
 
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức giáo dục về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đưa việc tham quan học tập nghiên cứu di sản văn hóa vào chương trình giáo dục hàng năm của các cấp học, trường học.
2. Tạo điều kiện để người học đi tham quan thâm nhập thực tế tại các di sản văn hóa.
 
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin trong việc lập quy hoạch, kế hoạch về các dự án khoa học bảo vệ môi trường tại các di tích; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc đầu tư khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích.
 
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng.
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch về xây dựng bảo đảm cho việc duy trì và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức trong bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành văn bản quy định cụ thể việc thẩm định các dự án về xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới di tích, hoặc các công trình cải tạo, xây dựng trong quá trình xây dựng mà phát hiện có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
 
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong việc bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng được xếp hạng hoặc sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi phù hợp với yêu cầu, duy trì, bảo vệ các di tích theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối bợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và các Bộ, ngành có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước bảo đảm yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin soạn thảo trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định đối với việc xác định địa giới và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích; hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.
 
Điều 47. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch.
1. Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức khai thác những giá trị của di sản văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững. Hướng dẫn du khách thực hiện đúng nội quy, quy chế tại các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và Ủy ban nhân dân các cấp đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích, làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở các trung tâm và các tuyến du lịch; giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa trong hoạt động du lịch.
 
Điều 48. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác trong việc thực hiện Luật Di sản văn hóa.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và Điều 47 của Nghị định này căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin trong việc thực hiện các quy định của Luật Di sản văn hóa đồi với những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình.
 
Điều 49Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa trong phạm vi địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương;
2. Quản lý việc sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức chỉ đạo, cấp giấy phép cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm và địa phương theo thẩm quyền;
4. Quyết định thành lập và xếp hạng bảo tàng theo thẩm quyền;
5. Phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức kiểm kê, đăng ký di tích; quyết định xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh; lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia; chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương;
7. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa;
8. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan về di sản văn hóa.
 
Điều 50. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng và xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích.
 
Điều 51. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1. Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa.
2. Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan cấp trên.
3. Kiến nghị việc xếp hạng di tích.
4. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của di sản văn hóa.
5Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan theo thẩm quyền.
 
Chương VIII
VIỆC KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN PHÁT HIỆN VÀ GIAO NỘP DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
 
Điều 52. Các hình thức khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Tổ chức, cá nhân phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà kịp thời thông báo và tự nguyện giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin thì tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xét tặng, truy tặng Giấy khen, Bằng khen, Huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà tổ chức, cá nhân có công phát hiện và tự nguyện giao nộp được thưởng một khoản tiền nhất định theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
 
Điều 53. Mức tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân có công phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Mức thưởng đối với tổ chức, cá nhân có công phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định như sau:
a. Từ 25% đến 30% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ dưới 10 triệu đồng (dướí mười triệu đồng);
b. Từ 20% đến 25% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng);
c. Từ 15% đến 20% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng (từ trên hai mươi triệu đồng đến năm mươi triệu đồng);
d. Từ 10% đến 15% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng (từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng);
đ. Từ 7% đến 10% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng (từ trên một trăm triệu đồng đến hai trăm triệu đồng);
g. Từ 5% đến 7% giá trị của di vật,cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng (từ trên hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng),
h. Từ 2% đến 5% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 500 triệu đồng đến 1tỷ đồng (từ trên năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng);
i. Từ 1% đến 2% giá trị của divật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng (từ trên một tỷ đồng đến mười tỷ đồng);
k. 0,05% giá trị của divật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 10 tỷ đồng.
2. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà kịp thời thông báo những thông tin chính xác thì được thưởng từ 10% đến 20% của các mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức tiền thưởng tối đa tính theo giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không vượt quá 200 triệu đồng (hai trăm triệu đồng Việt Nam).
 
Điều 54. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục quyết định việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Sở Văn hóa – Thông tin thành lập Hội đồng định giá di vật, cổ vật để xác định giá tổ di vật, cổ vật do tổ chức, cá nhân giao nộp.
Bộ Văn hóa – Thông tin thành lập Hội đồng định giá bảo vật quốc gia, để xác định giá trị bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp.
2. Kinh phí chi trả cho việc bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được trích từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó.
3. Đại diện của bảo tàng nhà nước được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm trao khoản tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp theo quyết định của Thủ trưởng Bộ, ngành hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc kể từ ngày kết thúc việc tìm kiếm, khai quật khảo cổ do tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo thì cơ quan có thẩm quyền về văn hóa – thông tin phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó.
Việc trao tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng định giá có văn bản thẩm định giá trị divật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
 
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 55. Thời điểm Nghị định có hiệu lực.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
 
Điều 56. Việc hướng dẫn và thực hiện Nghị định.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
                                                                                    
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phan Văn Khải

Tin liên quan