LỄ HỘI ĐÌNH THẠC GIÁN NĂM 2023

Trong 2 ngày 6 và 7 tháng 3 năm 2023 (nhằm ngày 15 và 16 tháng 02 Âm Lịch), đã diễn ra lễ hội Đình làng Thạc Gián, với các nghi thức tôn nghiêm, mang đậm yếu tố truyền thống.

Ngày 06 tháng 3, diễn ra các nghi lễ gồm: Lễ tế cáo trời đất, lễ vọng, lễ tế âm linh và các hoạt động như thi viết chữ đẹp, thì cờ làng, thi vật tay, thi têm trầu cánh phượng và đêm thơ – trình diễn áo dài

Ngày 07 tháng 3 là ngày diễn ra các hoạt động chính bao gồm: Lễ khai mạc, thả chim bồ câu, lễ tế xuân, lễ tế tiền hiền, lễ dâng hương cùng các hoạt động phần hội như thi nướng bánh tráng, nấu xôi, thi viết thư pháp, bịt mắt bắt vịt…

Biểu diễn trống hội khai mạc

Múa lân khai hội

Lễ hội có sự tham gia của các bô lão tộc họ, các đại biểu ngành văn hóa thành phố, các đại biểu quận ủy, UBND quận, sinh viên trên địa bàn thành phố, giáo viên, học sinh và đông đảo nhân dân thuộc địa bàn các phường của quận Thanh Khê.

Lễ thả chim bồ câu – cầu cho Quốc thái Dân an, thế giới hoà bình

Lễ hội đình làng Thạc Gián năm 2023 bao gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: Lễ vọng, lễ tế Âm linh, lễ Tế xuân, lễ tế tiền hiền diễn ra trong không khí trang nghiêm, theo nghi thức truyền thống. Ban nghi lễ gồm có các vị Chánh bái, bồi bái, hai vị tả, hữu phân hiến, người khởi lệnh, học trò lễ…Trong phần lễ, ban tế lễ thực hiện các nghi thức như dâng rượu, dâng trà, xướng văn tế… để thể hiện lòng thành của con cháu trong làng với các bậc tiền nhân.

Nghi thức xướng văn trong Lễ tế tiền hiền tại đình làng Thạc Gián

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện – Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng thực hiện nghi thức dâng hương

Phần hội diễn ra trong không khí vui tươi, náo nhiệt gồm các phần thi và trò chơi dân gian, thu hút đông đảo bà con nhân dân cùng khách dự hội tham gia hưởng ứng và cổ vũ.

Phần thi viết thư pháp

Thi bịt mắt đập om (niêu)

Thi bịt mắt bắt vịt

Với những hoạt động phong phú, đặc trưng và đầy ý nghĩa, Lễ hội đình làng Thạc Gián là dịp để thế hệ hôm nay trải nghiệm và tiếp cận cội nguồn lịch sử; thể hiện lòng tri ân đối với những bậc tiềm hiền đã có công khai canh, khai cư xây dựng nên làng Thạc Gián và mảnh đất Thanh Khê, nuôi dưỡng đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt

Lễ hội cũng thể hiện được vai trò của mình trong đời sống văn hoá, văn minh xã hội hiện đại. Nó nhắc nhở mỗi người dân của làng luôn tự hào về quá khứ của cha ông, qua đó, cũng thể hiện vai trò cố kết cộng đồng, phát huy tinh thần đoàn kết nhằm góp phần giữ gìn các giá trị truyền thống của địa phương.

Các đại biểu về dự lễ hội chụp ảnh lưu niệm

Làng Thạc Gián được hình thành vào thời kỳ đất nước Đại Việt mở rộng bờ cõi về phương Nam. Ban đầu, ngôi đình làng được xây dựng bằng tranh tre. Vào đời Minh Mạng được làm lại bằng gỗ, mái lợp tranh. Năm Tự Đức thứ bảy (1854), ngôi đình kiến tạo bằng gạch, mái lợp ngói âm dương và tiếp tục được tôn tạo vào năm Duy Tân thứ ba (1909), năm Khải Định Nguyên niên (1916) và tồn tại cho đến hôm nay. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Thạc Gián là một trong số ít những ngôi đình ở Đà Nẵng còn lưu giữ được những hiện vật hết sức có giá trị: 18 sắc phong và 38 chiếu, chỉ của các triều đại Hậu Lê và Triều Nguyễn, được hình thành bởi những kiến trúc đặc thù. Đình Thạc Gián đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số  05/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 08 năm 2007 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lê Văn Phúc

(Phòng Quản lí Di sản văn hóa)

Tin liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | HD Tải và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 HD Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng và An Toàn [Bật mí]: làm website tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin nhất?