ĐNO – Triển lãm “Nghệ thuật đá cảnh Suiseki” do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức, diễn ra từ 28-12-2018 đến 7-1-2019 đem đến cho người xem những cảm xúc, những trải nghiệm về vẻ đẹp của tạo hóa thông qua bộ sưu tập đá cảnh thiên nhiên của nhà sưu tập Phan Khôi.
|
Nhà sưu tập Phan Khôi bên tác phẩm “Đại nội”. |
Suiseki là một từ ngữ Nhật Bản với “sui” nghĩa là “thủy” (nước), “seki” là “thạch” (đá). Suiseki là nghệ thuật thưởng ngoạn đá khi đá vẫn giữ được trong điều kiện tự nhiên của chúng; ở Việt Nam được hiểu là đá nghệ thuật, đá cảnh. Suiseki thường được trưng bày trên đế gỗ đã chạm khắc.
Theo đó, 35 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm là những tác phẩm đá cảnh Suiseki tiêu biểu đã được Nhà Xuất bản Thông tấn chọn lựa và in trong tập sách “Những tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu Việt Nam” (năm 2011) và những tác phẩm đá cảnh thiên nhiên đoạt giải vàng trong các cuộc thi ở nhiều địa phương của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Đà Lạt…
Từ tâm huyết của mình, nhà sưu tập Phan Khôi đã dành nhiều thời gian và công sức để mang về những khối đá độc đáo, để rồi đặt tên cho từng tác phẩm theo cảm nhận của bản thân.
|
Tác phẩm “Đảo xa”. |
|
Tác phẩm “Thầy trò Đường Tăng” với vân đá gợi lên hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng trong “Tây Du Ký”. |
|
Từ trái qua phải là các tác phẩm “Lân hí cầu”, “Thiên thần” và “Mẹ Quan âm”. Trong đó tác phẩm “Mẹ Quan âm” từng giành Huy chương Vàng tại Festival hoa Đà Lạt năm 2009. |
|
Những phiến đá xếp chồng tạo nên hình ảnh “Tháp Chăm”. |
|
Hình ảnh vịnh Hạ Long qua tác phẩm “Một thoáng Hạ Long”. |
|
Khối đá tự nhiên độc đáo mang hình trái tim người, có tên gọi “Trái tim bất diệt – Bồ tát Thích Quảng Đức” là một trong những tác phẩm đáng nhớ trong sự nghiệp sưu tầm đá của Phan Khôi, khi ông đã mất đến 12 năm để theo đuổi và sở hữu. |
|
Tác phẩm “Núi Phú Sĩ” với đường vân màu cam độc đáo. |
|
Một khối đá lớn được đặt tên “Tê giác” với hình ảnh giống hệt loài động vật quý hiếm trong Sách Đỏ. |
|
“Không gian xưa” từ tạo hóa. |
|
Tác phẩm “Niết bàn”. |
|
Theo nhà sưu tập Phan Khôi, mỗi tác phẩm mà ông sưu tập đến từ “cái duyên”. Các tác phẩm đều chứa đựng thông điệp về giá trị ẩn của thiên nhiên đối với con người. “Thạch bất năng ngôn tính khả nhân” – Tạm dịch là “Đá không thể nói nhưng đá cũng như người”. |
XUÂN SƠN (thực hiện)