Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải

Nhằm khẳng định giá trị lịch sử nổi bật của di tích; giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành phần xã hội trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di tích Thành Điện Hải nói riêng, thành phố Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải và khởi công Dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích (giai đoạn 1) vào lúc 08 giờ 30 ngày 29/3/2018 tại Bảo tàng Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Kính mời quý quan khách đến tham dự buổi Lễ.

Dưới đây là đôi nét giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải:

Thành Điện Hải được xây dựng lần đầu vào năm Gia Long thứ 12 (1813). Đồn Điện Hải ở bên tả ngạn gần cửa sông, đối diện là đồn An Hải bên hữu ngạn, là nơi kiểm soát tàu thuyền ra vào và trấn giữ Đà Nẵng.

Đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823), đồn được chuyển đến vị trí hiện nay. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), thì đổi làm thành.

Thành được xây bằng gạch, có chu vi 139 trượng (gần 556m), bao quanh là hào sâu 7 thước, tường thành cao 1 trượng 2 thước (gần 5m). Thành hình vuông, có 4 góc lồi và 2 cửa: một cửa mở về hướng Đông, nhìn xuống sông Hàn; một cửa mở về hướng Nam. Muốn vào cửa phải qua một chiếc cầu gạch bắc qua hào. Thành còn có một kỳ đài và được trang bị 30 súng đại bác cở lớn. Trong thời kỳ này, Thành Điện Hải là một trong những công trình phòng thủ quan trọng nhất ở Đà Nẵng.

Thành Điện Hải là di tích hiếm hoi còn lại từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỷ XIX là biểu tượng của lòng yêu nước, đức hy sinh củangười dân Đà Nẵng. Một thời gian dài, di tích này bị xâm hại nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng. Thấy được giá trị lịch sử to lớn của di tích Thành Điện Hải đối với lịch sử dân tộc, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch tổng thể và giao cho ngành văn hóa quản lý, bảo vệ, nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, phục hồi, tôn tạo di tích, nhằm phát huy giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, nghiên cứu khoa học, phục vụ khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Ngày 25/12/2017 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2082/QĐ-TTg công nhệ di tích Thành Điện Hải (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) là di tích Quốc Gia đặc biệt.

Sơ lược lịch sử xây dựng thành:

*Năm 1813: Triều đình nhà Nguyễn cho đắp đài bằng đất bên tả cửa biển Đà Nẵng có tên Đài Điện Hải

*Năm 1823: Đài được dời đến chỗ hiện nay và xây bằng gạch

*Năm 1834: Đổi tên thành Thành Điện Hải

*Năm 1847:Thành Điện Hải được tu sửa

*Ngày 01-9-1858: Liên quân Pháp – Tây Ban

Nha đánh vào Đà Đẵng, tấn công Thành Điện Hải đợt 1

*Ngày 02-9-1858: Thành Điện Hải bị Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công đợt 2

*Tháng 01-1859: Tướng Nguyễn Tri Phương cho xây thêm lũy đất liên kết từ Thành Điện Hải bao quanh các đồn Hải Châu, Ph­ước Ninh, Thạc Gián, bên ngoài lũy là những hố sâu theo kiểu chữ Phẩm cắm đầy chông tre vót *Ngày 23-9-1860: Địch rút khỏi Đà Nẵng, vua Tự Đức cho tu sửa lại Thành Điện Hải. Sau đó đổi tên là Đồn Điện Hải

*Ngày 30-11-1888: Triều đình nhà Nguyễn nhượng Đà Nẵng cho Pháp. Người Pháp đã lấy Thành Điện Hải để xây dựng bệnh viện quân y, và nhà nguyện (1900)

*Tháng 8-1945: Bệnh viện của Pháp bị đóng cửa, một số thiết bị y tế và thuốc men chuyển về bệnh viện thành phố của ta

*Tháng 7-1954: Sau Hiệp định Genève các trường học của người Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng dời vào học của người Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng dời vào Đà Nẵng, họ lấy khu bệnh viện này chuyển đổi công năng sử dụng thành Collège Français de Tourane (Trường Trung học Pháp tại Đà Nẵng) vào năm 1955, và vào năm 1963 trường lấy tên là Lycée Blaise Pascal

*Năm 1974: Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập trường Đại học Cộng đồng Quảng Đà tại Thành Điện Hải

*Ngày 29-3-1975:Đà Nẵng đư­ợc giải phóng, ­ Xưởng d­ược và bệnh viện da liểu Quảng Đà tiếp quản Thành Điện Hải

*Ngày 4-2-1976: Giao cho Xí nghiệp Dược phẩm Quảng Nam-Đà Nẵng, sau này đổi thành Xí nghiệp Dược Trung ương 5 quản lý. Xí nghiệp đã cho xây lại đoạn thành ở phía Tây bị sạt lở bằng gạch mới

*Năm 1981-1985: Xí nghiệp đã cho tháo dỡ nhà cũ và xây mới hai dãy nhà 3 tầng

*Năm 1986: Xí nghiệp dựng t­ượng đài Thống chế Nguyễn Tri Phương của nhà điêu khắc Lê Thị Kim Hằng

*Ngày 16-11-1988: Thành Điện Hải được Bộ Văn hóa quyết định công nhận Di tích Lịch sử quốc gia

*Ngày 27-3-1995: Xây dựng Trung tâm Thể thao người lớn tuổi phía Tây Thành Điện Hải

*Năm 2004: UBND thành phố Đà Nẵng quyết định di dời Xí nghiệp Dược và cho xây dựng Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng trong khuôn viên thành Điện Hải.

Năm 2004: Phục hồi tu bổ một phần tường, giá trị gần 1 tỷ đồng

*Năm 2006: Phục hồi tu bổ một phần hào nước và tư­ờng thành giá trị gần 7 tỷ đồng.

*Ngày 25 – 12 – 2017 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2082/QĐ-TTg công nhận Di tích Thành Điện Hải (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là Di tích quốc gia đặc biệt.

Phòng Sưu tầm – Trưng bày

Tin liên quan

Foxit PDF Editor Full Crack | HD Tải và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 HD Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack dễ dàng và An Toàn [Bật mí]: làm website tại thủ đô Hà Nội ở đâu đáng tin nhất?