Đà Nẵng đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải

Sáng 29/3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức đón Bằng công nhận Thành Điện Hải là di tích đặc biệt cấp quốc gia; đồng thời, khởi công dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích nằm ngay giữa lòng thành phố này.

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện trao Bằng công nhận Thành Điện Hải là di tích đặc biệt cấp quốc gia đến ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện trao Bằng công nhận Thành Điện Hải là di tích đặc biệt cấp quốc gia đến ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

Đây là sự kiện văn hoá có ý nghĩa đặc biệt nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2018); hướng tới kỷ niệm 160 năm Ngày người dân Đà Nẵng đại diện nhân dân cả nước mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp vào tháng 9/1858 mà Thành Điện Hải là chứng tích.

Sự kiện Thành Điện Hải chính thức được công nhận di tích đặc biệt quốc gia là sự kiện văn hóa rất ý nghĩa nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2018)
Sự kiện Thành Điện Hải chính thức được công nhận di tích đặc biệt quốc gia là sự kiện văn hóa rất ý nghĩa nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2018)

Từ năm 1812, nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng của Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng ở đây nhiều công trình phòng thủ đất nước, trong đó có Thành Điện Hải, ban đầu gọi là Đồn Điện Hải, được xây dựng gần mép nước tả ngạn sông Hàn. Năm 1823, đời vua Minh Mạng, Đồn được chuyển đến xây kiên cố ở vị trí Thành Điện Hải ngày nay (thuộc quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Thành được xây bằng gạch. Bên trong Thành có hành cung, kỳ đài, kho đạn, kho thuốc súng, kho lương thực, vọng gác, 30 khẩu đại bác cỡ lớn.

Thành Điện Hải là di tích có giá trị đặc biệt cả về mặt văn hóa - lịch sử (gắn với trận thắng do tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp) và cả về kiến trúc (kiến trúc Vauban đặc trưng của phương Tây thời kỳ giao thoa văn hóa Đông - Tây)
Thành Điện Hải là di tích có giá trị đặc biệt cả về mặt văn hóa – lịch sử (gắn với trận thắng do tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp) và cả về kiến trúc (kiến trúc Vauban đặc trưng của phương Tây thời kỳ giao thoa văn hóa Đông – Tây)
Lễ khởi công dự án tu bổ,phục hồi, tôn tạo di tích Thành Điện Hải được tổ chức ngay sau lễ đón Bằng công nhận di tích đặc biệt quốc gia đối với di tích này
Lễ khởi công dự án tu bổ,phục hồi, tôn tạo di tích Thành Điện Hải được tổ chức ngay sau lễ đón Bằng công nhận di tích đặc biệt quốc gia đối với di tích này

Tháng 9/1858, liên quân Tây Ban Nha – Pháp đánh Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Thành Điện Hải ngay từ buổi đầu đã cùng các thành luỹ khác dọc sông Hàn góp phần đẩy lui các cuộc tiến công của quân địch. Quân đội triều đình và nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương đã phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân địch, buộc chúng phải rút lui khỏi Đà Nẵng ngày 23/3/1860.

Với giá trị đặc biệt cả về lịch sử và kiến trúc của Thành Điện Hải, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá Quốc Gia – nhận định lẽ ra Thành Điện Hải phải được công nhận di tích quốc gia đặc biệt từ lâu. Sau khi nghiên cứu, khảo sát thực địa, Hội đồng Di sản văn hoá Quốc Gia đã bỏ phiếu gần như tuyệt đối trình Chính phủ đề nghị công nhận xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Thành Điện Hải. Sự kiện đặc biệt này cũng là một bước ngoặc trong lịch sử hình thành và bảo tồn Thành Điện Hải.

Từ đây, Thành Điện Hải không chỉ là một địa chỉ đỏ có giá trị giáo dục lòng yêu nước, tự hào lịch sử dân tộc, mà còn là một điểm đến hấp dẫn du khách tìm hiểu lịch sử, văn hoá Đà Nẵng với trận thắng do tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy trong buổi đầu kháng chiến chóng thực dân Pháp xâm lược – sự kiện được ghi lại trong nhiều trang sử ở nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.

Khánh Hiền

Tin liên quan